Cà phê và Đông y

Related posts

Đông Tây hiếm khi cùng quan điểm, song với cà phê lại là ngoại lệ.

Cà phê có thể xem là thức uống hàng ngày không thể thiếu của người phương Tây. Bởi thế nên đã có rất nhiều nghiên cứu về tác dụng của cà phê với sức khoẻ tim mạch, tiêu hoá v.v. Nay thử xem dưới góc nhìn Đông y thì cà phê tác động thế nào tới cơ thể chúng ta?

Ngũ vị trong Đông y tương ứng với ngũ hành tạng phủ của cơ thể người và tuân theo quy luật ngũ hành tương sinh, tương khắc.

Vị chua thuộc Mộc vào tạng Can (gan), vị cay thuộc Kim vào tạng Phế (phổi), vị mặn thuộc Thuỷ vào tạng Thận, vị ngọt thuộc Thổ vào tạng Tỳ (dạ dày, tuyến tuỵ), vị đắng thuộc Hoả vào tạng Tâm (tim). Vị (vừa phải) nào sẽ bổ cho tạng đó (tương sinh); vị quá nhiều sẽ gây hại (tương khắc) cho các tạng khác: mặn quá hại tim (Thuỷ khắc Hoả), đắng quá hại phổi (Hoả khắc Kim), cay quá hại gan (Kim khắc Mộc), chua quá hại tỳ vị (Mộc khắc Thổ), ngọt quá hại thận (Thổ khắc Thuỷ).

Lấy một số ví dụ chúng ta thường gặp để thấy quy luật tương sinh tương khắc trên đã được áp dụng ra sao: các quí cô muốn làn da trẻ đẹp hay các quí ông dùng nhiều bia rượu chọn detox làm sạch gan bằng chanh (chua bổ gan song chua nhiều quá thì hại dạ dày); thiếu muối hại thận, song nhiều muối quá thì hại tim (cao huyết áp, bệnh tim mạch)…

Cà phê là thức uống quá đặc sắc về mùi vị.

Có tới khoảng 800 mùi đã được các chuyên gia phát hiện ra, còn vị cũng vô cùng phong phú và đủ cả chua – cay – mặn – ngọt – đắng. Đắng – chua thì quá dễ nhận ra chứ mặn, ngọt, cay mà có trong cà phê ư? Quả là có mới hay. Mặn: tương truyền có tích về cà phê “gió mùa” được vận chuyển lênh đênh trên biển thì tàu gặp gió “moon soon” bị đánh dạt vào bờ, các bao cà phê vẫn còn nguyên nhưng ướt sũng nước biển, người ta tìm cách cứu phơi khô rồi đem rang, loại cà phê ấy có vị mặn rất đặc trưng, đẩy vị đắng rõ hơn và thơm nồng nàn. Cà phê phin Việt thì hầu hết có vị mặn quá rõ đấy nhé – chẳng phải ta là quê hương của nước mắm gia truyền hay sao? Cay cũng có luôn: giống cà phê có vị spicy như Congo speciale, lại có giống cà phê có vị cay tiêu. Ngọt thì nhiều người thấy rồi vì trong cà phê có đường. Phản ứng caramen hoá mới làm nên màu cà phê đặc trưng như vậy đoá. Thứ sản vật tự nhiên có đủ ngũ vị cân bằng trong trời đất này, hỏi còn gì khác ngoài cà phê?!

Uống cà phê giúp chúng ta cân bằng ngũ vị.

Con người ta chuộng mặn, ngọt hơn chua – cay – đắng nên mất cân bằng. Mất cân bằng là nguồn gốc của bệnh tật. Muốn khoẻ mạnh thì bớt ngọt, mặn và bổ sung thêm đắng – cay – chua. Cô nào than thân trách phận đời em cay đắng quá thì tìm cách tăng chua ngọt – quả ngọt trong trời đất này đâu thiếu; anh nào đào hoa, đào phai quá thì giảm mặn ngọt ngay kẻo mang bệnh vào mình.

Bí quyết của barista chuyên nghiệp là khả năng cân bằng mùi – vị của ly cà phê. Ly cà phê cân bằng vị là liều tiên dược cho cơ thể nên còn chần chừ gì mà không uống đều đặn hai ly mỗi ngày?

Bạn có thể tham khảo cà phê rang xay ngon, sạch, tốt cho sức khỏe tại đây

 

Comments

Leave a Reply

Your InformationClose (x)
The post has 0 comments
0
Your Cart is empty
Chat
Chat